CÁC ĐIỀU LUẬT - CẤP BẬC THUẬT NGỮ THẾ GIỚI RƯỢU VANG

CÁC ĐIỀU LUẬT - CẤP BẬC THUẬT NGỮ THẾ GIỚI RƯỢU VANG

 

A – CÁC ĐIỀU LUẬT & CẤP BẬC THUẬT NGỮ RƯỢU VANG PHÁP

SƠ LƯỢC CÁC ĐIỀU LUẬT RƯỢU VANG PHÁP

Uống rượu mà phải hiểu luật, lại phải mất công nghiên cứu tìm hiểu cho mệt người? Nếu xét trên phía cạnh đơn thuần uống rượu chỉ để tiêu khiển trong chốc lát, không cần chú trọng về xuất xứ, rượu gì, nhận xét thì câu nói trên là đúng.

Nhưng khi bạn đã biết đến văn hoá rượu vang được coi là thế giới văn minh của thức uống nhân loại nói chung, và rượu vang Pháp nói riêng thì bạn nên biết về những đặc tính nhất định của nó. Tối thiểu bạn cần đọc được nhãn của chai rươu để chọn cho mình chai rượu vừa ý, và cần phải biết qua các điều kiện bắt buộc của mỗi vùng.

Cơ bản luật lệ rượu vang Pháp dựa vào 4 yếu tố chính

Địa điểm, vùng, nơi sản xuất được đăt tên trên chai rượu vang Pháp. Nếu là rượu AOC thì tên loại nho làm ra rượu không được phép đề trên chai rượu, trừ AOC ở vùng Alsace.

Ranh giới sản xuất rượu vang càng thu hẹp thì rượu càng thể hiện tính chất cao cấp.

Cấp bậc cao thấp của chai rượu luôn thể hiển theo đúng nghĩa thứ tự thì sẽ rất ngon. Vì vậy, không hẳn chai rượu đắt tiền đã là chai rượu ngon hơn.

Trên mỗi nhãn chai rượu vang luôn thể hiện thông tin minh bạch thứ hạng của nó.

CÁC THỨ HẠNG CẤP BẬC THUẬT NGỮ RƯỢU VANG PHÁP:

Luật lệ rượu vang Pháp đặt căn cứ phần lớn trên vùng đất trồng nho. Luật được thực thi bởi một cơ quan gọi là Institut National des Appellations d’ Origine (INAO). Nguồn gốc địa dư cho chúng ta biết nhiều hơn về phẩm chất và giá trị của một chai rượu. Vùng đất trồng nho càng thu hẹp vào một địa danh nổi tiếng nào đó thì giá trị rượu càng cao hơn và luật càng chặt chẽ hơn. Luật cũng quy định cấp bậc cao thấp của các thứ rượu dựa theo vùng đất sản xuất.

Vin de Table (Rượu uống hàng ngày): Hạng này thấp nhất của Pháp. Nó xuất phát từ khắp nơi trên nước Pháp. Nó không quá bị rằng buộc bởi luật lệ, ngoại trừ những điều kiện bắt buộc về an toàn vệ sinh và đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu thụ.

Vin de Pays (Rượu của một vùng): Loại này cao hơn một bậc, nó xuất phát hầu hết ở miền Nam nước Pháp. Luật cũng không đòi hỏi gì nhiều ở hàng này, mà chỉ quy định nho phải ở bên trong vùng địa dư rộng lớn đó.

Vin Délimité de Qualité Supérieure (VDQS – Rượu từ một vùng có giới hạn và có phẩm chất cao): Loại này cao hơn hẳn hai loại trên, đây là quy chế tạm thời của thứ rượu đang chờ đợi được xét duyệt lên cấp cao AOC.

Appellation d’ Origine Controlée (AOC / AC – Cấp bậc cao nhất về phẩm chất vang Pháp). Hạng này bao gồm các thứ rượu danh tiếng nhất của Pháp và được coi như một dấu hiệu chứng nhận rằng đây là chai rượu có xuất xứ từ một vùng làm rượu đã có thành tích xuất sắc từ xưa đến nay. Để đạt được quy chế AOC, các nhà làm rượu phải tuân thủ nhiều điều kiện bó buộc, nghiêm ngặt của chính quyền như:

Loại nho (chỉ một loại duy nhất hoặc một số những loại nho hạn định nào đó mới được sử dụng).

Thời kỳ hái nho: Được quy định hái nho từ ngày nào đến ngày nào, mức đường phải đạt ít nhất đến bao nhiêu độ.

Sản lượng thu hoạch: Trên mỗi hecta ruộng đất, chỉ được hái một lượng nho tối đa là bao nhiêu tấn, hoặc làm được ra một lượng rượu tối đa bao nhiêu lít. Mục đích không cho các nhà làm vang lợi dụng danh tiếng của mình mà tăng sản lượng nho và rượu để tiêu thụ, làm mất cân bằng thị trường.

Cách thức trồng nho: Mỗi hàng nho phải cách nhau bao xa, cắt cành, tỉa lá, vun bón như thế nào.

Kỹ thuật làm rượu: Những kỹ thuật nào được cho phép, những kỹ thuật nào cấm.

Nồng độ Alcohol: Mức alcohol tối thiểu và tối đa của rượu khi được đưa ra thị trường

 

Bảng xếp hạng 1855 Pháp Vùng Bordeaux

 

Cấp bậc ở vùng Bourgogne thì có khác biệt hơn so với Bordeaux, bởi yếu tố quá khứ lịch sử nát vụn và địa chất thay đổi hẳn từ làng này làng này sang làng khác cách xa nhau. Cột mốc lịch sử đáng nhớ vào năm 1861, các khu vực làm rượu vùng Bourgogne được xếp hạng theo luật định 3 cấp bậc khác nhau:

Cấp cao nhất Grand Cru (địa giới thu hẹp nhất), mang tên một vườn nho (Clos, Domaine): Bourgogne này có khoảng hơn 30 thửa được quy chế Grand Cru, chiếm khoảng trên dưới 5% sản lượng cung ứng cả vùng. Vùng này chỉ cần đề tên vườn nho mà không cần nêu tên làng hay quận hạt nào hết.

Ví dụ: Làng Chambolle-Musigny có ruộng nho danh tiếng Musigny được xếp hạng Grand Cru. Vậy chai rượu vang chỉ cần hàng chữ “Appellation Musigny Controlée”.

Cấp Premier Cru (mang tên một làng xã – Commune): Ở cấp bậc này thì cần phải ghi rõ cả tên làng lẫn tên của vườn nho đã làm ra chai rượu vang đó. Có khoảng trên dưới 40% xếp hàng này ở vùng Bourgogne.

Ví dụ: Chassagne Montrachet Premier Cru, Morgeot.

Cấp Thấp Nhất  Là Quận Hạt Hay Vùng (Département, Région): Ngược lại với các loại rượu vang chất lượng cao (địa giới thu hẹp), rượu được mang tên cả một vùng rộng lớn hoặc quận hạt thì phẩm chất phổ thông hơn, giá thành càng rẻ. Hạng này chiếm khoảng trên dưới 50% ở Bourgogne.

Ví dụ: Rượu Vang Vin Rouge de Bourgogne

 

Biểu Đồ Cấp Bậc Rượu Vang Pháp

 

B – CÁC ĐIỀU LUẬT & CẤP BẬC THUẬT NGỮ RƯỢU VANG Ý

Trải qua rất nhiều biến cố, xáo trộn trong lịch sử, hệ thống luật lệ rượu vang của Ý mới được hình thành. Cuộc cải cách bắt đầu từ những năm 1963, sau đó đến 1980, và mãi sau này đến năm 1992 một đạo luật mới được ban hành, theo dạng một hình Kim Tự Tháp.

Tầng thấp nhất của rượu vang Ý là Vino da Tavola (giống Vin de Table của Pháp): Thứ hạng này chẳng có gì đáng phải bàn luận nhiều, giá rẻ, bởi nó được sản xuất phổ cập khắp cả nước, uống hàng ngày.

Tầng thứ hai là IGT / IGP (Indicazione Geografica Tipica / Protetta): Đây là vùng địa dư rõ rệt, mặc định rượu vang sản xuất ra từ một vùng, và tên loại nho đó được đặt trên nhãn chai rượu luôn. Ngoài ra nó cũng chỉ định cho thứ rượu vang ngoại hạng rất ngon, nhưng không theo đúng truyền thống và luật lệ của Ý.

Lịch sử cũng đã ghi nhận việc này, đó vào thập niên 1970, sự gò bó của hệ thống DOC/DOCG đã khiến cho nhiều nhà làm rượu sáng tạo (vùng Tuscany) cảm thấy mình bị trói buộc quá nhiều. Họ chấp nhận và xác định kể cả thứ rượu mình làm ra có tốn kém, không được truyền thống chấp nhận mà phải xếp ở hạng Vino da Tavola họ vẫn vui lòng, miễn là tạo được thứ rượu ngon hảo hạng nhất như ý muốn.

Sự chăm chỉ miệt mài và sáng tạo không ngừng nghỉ, cuối cùng cũng được đền đáp xứng đáng. Những thứ rượu phá cách, vượt ra ngoài luật lệ truyền thống đã khiến khẩu vị quốc tế đón nhận nồng nhiệt, thay vì nho và cách làm bản xứ trước đây, giá bán cho những chai rượu vang phá cách đó từ 100$ đến trên 200$ mà giới tiêu thụ vẫn mua sạch. Đại diện là những chai rượu thượng “Super-Tuscan”.

Đó là bước ngoặt được đặt ra năm 1992, Bộ Canh Nông Ý đã đặt ra cấp bậc IGT được dành cho những thứ rượu vang ngon tuyệt hảo nhưng vượt hẳn ra ngoài quy luật của hệ thống DOC/DOCG. Cho đến hiện nay, đã có khoảng hơn 118 thứ được xếp vào hạng IGT, kể cả những chai Super-Tuscans.

Tầng thứ ba cao cấp hơn là DOC (Denominazione di Origine Controllata): Đây là cấp độ cần đòi hỏi nhiều những quy luật khắt khe của chính quyền như diện tích ruộng nho, đường ranh giới và sản lượng thu hoạch, nhưng không qua skahwts khe như Pháp. Đây là bước đệm để lên tầm hạng cao cấp DOCG. Nhưng để lên được hạng DOCG thì ít nhất cũng phải 5 năm liên tục ở cấp độ DOC (không tụt hạng).

Tầng cao nhất là đỉnh tháp DOCG (Denominazione di Origine Controllata e Guarantita): Trước đây ở Ý (khoảng năm 1980, chỉ có 5 vùng được xếp hạng DOCG là; Barolo, Babaresco, Chianti, Brunello di Montalcino, Vino Nobile di Montepuciano. Nhưng từ gian đó đến hiện tại thì đã có nhiều vùng làm rượu vang khác được xếp hạng này rồi (năm 2008 có khoảng 35 khu vực xuất sắc quy chế DOCG).

Muốn được quy chế xếp lên hạng DOCG thì rượu vang, trước đó cấp độ DOC cần đạt 5 năm liên tiếp ổn định, đủ tiêu chuẩn do chính phủ đặt ra và có phẩm chất tốt, và hơn hết không được bán những chai hay bình vượt quá 5 lít.

 

Biểu Đồ Cấp Bậc Rượu Vang Ý

 

C – CÁC ĐIỀU LUẬT & CẤP BẬC THUẬT NGỮ RƯỢU VANG TÂY BAN NHA

Cũng giống luật lệ cấp bậc AOC của Pháp, Tây Ban Nha cũng nêu rõ nguồn gốc xuất xứ của chai rượu, chỉ định những loại nho cho những thứ rượu đó, nồng độ alcohol, thời gian ngâm ủ trong thùng gỗ sồi…và đặt ra các cấp bậc cho từng loại rượu vang mà họ tạo ra.

Thấp nhất vẫn là Vino de la Mesa / Vino de la Tierra (Vin de Table hay Vin de Pays): Đây là cấp bậc dành cho những thứ rượu vang thông thường, được sản xuất khắp cả nước, theo quy định chung của Liên Minh Châu Âu.

Cao hơn một bậc là Vino Noble (Rượu tốt): Thứ rượu này luôn được ủ ít nhất 18 tháng trở lên trong thùng gỗ sồi hoặc trong chai.

Lên cao hơn nữa là Vino Anejo (Rượu có tuổi): Cấp này thể hiện chai rượu vang luôn được nằm trong thùng gỗ hoặc trong chai 24 thnags trở lên.

Cấp Vino Viejo (Rượu già): Được ngâm ủ tối thiểu 36 tháng trở lên trong môi trường nắng nóng, nhiệt độ cao hoặc phơi ra ngoài không khí, mục đích khiến nó dễ bị oxýt hoá.

Chuyển sang cấp Vino fe Crianza: Dành cho các loại rượu vang đỏ đã được ngâm ủ ít nhất 24 tháng, trong đó có 6 tháng nằm nghỉ trong thùng gỗ sồi. Nếu là rượu vang trắng trắng hoặc rosé thì chỉ cần ủ 18 tháng.

Thêm một cấp cao hơn nữa là Riserva: Rượu vang đỏ được ngâm ủ ít nhất 36 tháng, trong thùng gỗ sồi là 12 tháng tối thiểu. Nếu là vang trắng là 18 tháng, nhưng 6 tháng phải ngâm ủ trong thùng gỗ.

Cao hơn là Grand Riserva: Rượu vang đỏ được ngâm ủ tới 60 tháng, trong đó 18 tháng phải nằm trong thùng gỗ. Nếu là rượu vang trắng hoặc rosé thì phải ủ ít nhất 48 tháng, tỏng đó 6 tháng sẽ nằm trong thùng gỗ.

Hạng cao cấp nhất của Tây Ban Nha là DO (Denominacion de Origen) cho đến DOCa (Denominacion de Origen Calificada), tương đương với AOC của Pháp và DOCG của Ý. Đặc biệt, cấp bậc cao nhất DOCa của Tây Ban Nha cho đến hiện tại vẫn chỉ dành riêng cho 2 vùng Rioja và Priorato.

Nhà sản xuất ở cả 2 hạng DO và DOCa đều phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của chính quyền, địa giới trồng nho, loại nho được phép sử dụng, sản lượng tối đa trên mỗi mẫu đất, phương pháp và thời gian ngâm ủ rượu vang.

 

Biểu Đồ Cấp Bâc Rượu Vang Tây Ban Nha

 

D – CÁC ĐIỀU LUẬT & CẤP BẬC THUẬT NGỮ RƯỢU VANG MỸ

Các điều luật và cấp bậc ở Mỹ không quá nghiêm ngặt rõ rệt như bên Châu Âu; Pháp, Ý, Tây Bân Nha.  Muốn được công nhận nguồn gốc xuất xứ từ một AVA, rượu vang Mỹ cũng phải tuân thủ một số điều luật nhất định.

Rượu vang Mỹ muốn có chữ “American Wine” trên chai rượu thôi thì chỉ cần một điều kiện, là nó phải được làm từ nho trồng ở trong nước Mỹ.

Muốn ghi rõ nơi xuất xứ là một tiểu bang hay quận hạt thì ít nhất 75% rượu vang trong chai phải có nguồn gốc từ chính vùng đó. (Riêng bang California quy định 100% bắt buộc phải từ nguồn gốc từ California).

Trường hợp chai rượu vang đó trên nhãn chai ghi rõ xuất xứ là AVA, thì chính chai rượu đó ít nhất phải đạt 85% rượu từ AVA đấy.

Đặc biệt, nếu muốn dùng tên một vườn nho danh tiếng nào đó làm nơi xuất xứ, ít nhất 95% rượu trong chai phải được làm bằng nho trồng ở khu vườn đã nêu tên trước đấy.

Vậy điều đáng thắc mắc ở đây cần hỏi, AVA là gì? Được bộ ban ngành nào cấp phép?

Xin thưa, vào khoảng năm 1978, chính quyền Mỹ đã ban hành đạo luật đầu tiên về nơi xuất xứ của rượu vang, ấn định ranh giới của những vùng đất trồng nho làm rượu trên đất Hoa Kỳ, gọi là American Viticultural Area (AVA).

Tính đến năm 2002, trên đất Mỹ đã có khoảng 146 AVA được công nhận chính thức, đa phần nằm trong bang California. Nhưng hiện tại, trên đất Mỹ có 50 tiểu bang đều có trồng nho, ngay cả vùng lạnh giá nhất Alaska cũng làm ra được chút rượu đông đá, chỉ là ít hay nhiều mà thôi.

Quan trọng nhất vẫn phải nhắc đến tên California, bởi 90% sản lượng rượu vang Hoa Kỳ đều được sản xuất ra từ bang này. Còn lại chia đều cho Oregon, Washington, New York và một vài tiểu bang nhỏ.

 

Biểu Đồ Cấp Bâc Rượu Vang Mỹ

 

E – CÁC ĐIỀU LUẬT & CẤP BẬC THUẬT NGỮ RƯỢU VANG ĐỨC

Nằm trong khối Liên Minh Châu Âu, Đức có truyền thống lâu đời làm rượu vang, luật lệ cũng giống như Pháp về nguồn gốc, địa dư, loại nho xử dụng, phương pháp sản xuất và mức độ nho chín. Tiếng Đức khá khó để đọc và nhớ, nên chúng ta cần ghi nhớ những chữ thiết yếu quan trọng để biết vùng trồng nho làm rượu vang (Anbaugebiete), thị xã (Piesporter) hay vườn nho (Goldtropfchen), mức độ chín (Pradikat), từ đó chúng ta có thể định lượng khá chính xác mùi vị cửa rượu vang Đức.

Cấp thấp nhất Tafelwein và Landwein (Vin de Table và Vin de Pays): Chỉ sửu dụng cho địa phương, chiếm khoảng 5%, vì giá trị thấp, chất lượng xoàng.

Cấp thứ hai Qualitatswein (Rượu có chất lượng tốt): Được chia làm 2 hạng là QbAvà QmP

Hạng QbA (Qualiatswein betstimmter Anbaugebiete – Rượu tốt đến từ một vùng đặc biệt): Đây là hạng chiếm phần lớn rượu vang của Đức. Vì nó luôn được uỷ ban quốc gia giám định, phân tích rất kỹ lưỡng để xác định chính xác vùng đất làm ra nó. Chẳng hạn rượu QbA được phép cho thêm đường vào nước nho khi lên men (nếu cần) để gia tăng nồng độ Alcohol vì có một số năm mùa lạnh đến sớm, nho không chín đúng mức nên lượng đường ít, cần tác động để đạt yêu cầu cho rượu vang.

Hạng QmP (Qualiatswein min Pradikat – Rượu tốt với những đặc tính xuất sắc): Cấp bậc này cao cất của Đức. Để đước xếp hạng này, tất cả nguyên liệu đều sử dụng từ nhiên, không được phép can thiệp đường ở ngoài vào. Đặc biệt chữ “Pradikat” cho biết mức độ chín ít hay nhiều của trái nho. Chính vì những yếu tố đặc biệt này, nên QmP Pradikat được chia tới 6 loại khác nhau, từ không ngọt đến ngọt rất đậm;

+  Cấp 1 Kabinett: Rượu vang được làm ra có mùi vị nhẹ nhàng, làm từ những chùm nho chín đúng vụ. Nồng độ alcohol từ 7 đến 10 độ.

+  Cấp 2 Spatlese:  Nho hãi muộn hơn nên có lượng đường cô đọng nhiều hơn, phẩm chất rượu vang cao hơn.

+ Cấp 3 Aulese: Được hái theo lối chọn lọc, chỉ hái khi nho thật chín, rượu vang làm ra mùi thơm nồng nàn và thường có vị ngọt nhiều hơn. Nếu rượu Aulese mà không ngọt, tức là chuyển hoá hết thành alcohol và ruowuj sẽ lên đến 14 độ.

+ Cấp 4 Beerenauslese: Rượu được làm ra khi đã lựa chọn kỹ lưỡng từng chum nho một, nên rượu vang làm ra vị nồng đậm ngọt ngào.

+ Cấp 5 Einswein: Đây là phong cách làm ra rượu đông đá, những chùm nho chín quá mức ở tháng 12 hoặc sang năm mới vẫn ở trên cành do bị thời tiết quá lạnh làm đông cứng lại. Vị rượu làm ra rất thơm nồng đậm và ngọt cao.

+ Cấp 6 Trockenbeerenauslese: Để làm ra rượu vang theo cách này, người ta lựa hái những chùm nho khô, bị nấm Botrytis tấn công làm nhăn nheo lại. Lượng đường rất cô đọng cao, rượu vang được làm ra đậm đà, ngọt ngào, mùi thơm đặc biệt mà chỉ có loại nấm quý phái Botrytis mới tạo ra được.

 

Các Thứ Hạng Cấp Bậc Rượu Vang Đức

 

F – CÁC ĐIỀU LUẬT & CẤP BẬC THUẬT NGỮ RƯỢU VANG BỒ ĐÀO NHA

Mặc dù nằm trong thành viên khối Liên Minh Châu Âu, nhưng luật lệ rượu vang Bồ Đào Nha rất giản dị, xuề xoà chứ không nghiêm ngặt như Pháp hay Ý. Họ chia ra tạm gọi là cấp bậc, bởi ranh giới giữa các bậc này cũng không quá đặc biệt.

Cấp đầu tiên Vinho de Mesa (Vin de Table của Pháp): Được làm từ các loại nho, trồng ở khắp cả nước, chất lượng tầm thường và gái rẻ.

Cấp thứ hai Vinho Regional (VR): Rượu vang được làm ra và gắn mác này được xuất từ  một trong 8 vùng rượu ngon trong nước, nhưng thực chất 8 vùng này rộng khắp gần cả nước, nên cũng không có gì quá đặc biệt.

Cấp thứ ba Denominacão de Orihem Controloda (DOC): Đây là cấp cao nhất được dành cho 32 khu vực xuất sắc nhất cả nước. Đại diện cho cấp này là hãng Ferreira chuyên làm rượu Port, họ còn ra rượu vang đỏ thượng hạng tên Barca Velha có vị nồng đậm, phong phú, giá lên đến hơn 300$ mà vẫn tiêu thụ hết.

 

Cấp Bậc Rượu Vang Bồ Đào Nha

 

G – CÁC ĐIỀU LUẬT & CẤP BẬC THUẬT NGỮ RƯỢU VANG NEW ZEALAND & ÚC

Các luật lệ rượu vang ở các nước có phong cách “Thế Giới Mới” như Úc & New Zealand thì không có quá nhiều điều luật khắt khe trói buộc. Luật lệ rượu vang Úc cũng được mô phỏng theo Mỹ, tức là cùng dựa trên nguồn gốc địa dư (Geographical Indicatons, Gis), vùng đất sản xuất ra chai rượu vang.

Khác hẳn với Châu Âu, nguồn gốc địa dư ở Úc không hạn chế hay áp đặt nào lên người trồng nho và nhà làm rượu, chỉ có một yeu cầu duy nhất 85% số nho để làm ra chai rượu phải là nho được trồng ở vùng đất đã nêu tên trước đó.

 

Đại Diện 2 Giống Nho Tinh Tuý Nhất Của New Zealand & Úc

 

H – CÁC ĐIỀU LUẬT & CẤP BẬC THUẬT NGỮ RƯỢU VANG NAM PHI

Tóm lược về luật lệ và cấp bậc rượu vang Nam Phi chúng ta thấy, quốc gia này được áp dụng từ năm 1973, đánh giá dựa trên nguồn gốc địa dư của chai rượu vang, từ cấp vùng cho đến cấp quận, làng xã, càng thu hẹp thì càng cho chất lượng cao, theo kiểu mẫu của Pháp.

Hệ thống này đuược gọi là Wine of Origin (WO), có khoảng trên 10% các nhà sản xuất rượu vang ở Nam Phi đạt được quy chế Wo này. Dấu ấn đó được thể hiện trên cổ mỗi chai rượu vang, để chứng nhận 5 điều dưới đây:

Origin (Nguồn gốc): Vạch màu xanh dương (blue), chứng 100% rượu vang trong chai bắt nguồn từ vùng đất được nếu trên.

Vintage (Mùa nho): Vạch màu đỏ (red), chứng nhận ít nhất 75% rượu trong chai được làm bằng nho thu hoạch trong năm.

Cultivar / Varietal (Loại nho / Giống nho): Vạch màu xanh lá cây (green), chứng nhận lượng nước nho có trong chai theo đúng tỷ lệ luật quy định.

Estate (Cơ sở làm rượu): Vạch màu trắng (white), chứng nhận nho được trồng và rượu được làm ra ở bên trong phạm vi cơ sở sản xuất.

Origin Superior (Nguồn gốc cao cấp): Nó có dấu hiệu hoàng kim phía sau lưng chai rượu vang, cấp bậc WOS (Wine of Origin Superior), có nguồn gốc cao cấp hơn những loại thông thường.

 

Biểu Đồ Tượng Trưng Cấp Bậc Rượu Vang Nam Phi

 

I – CÁC ĐIỀU LUẬT & CẤP BẬC THUẬT NGỮ RƯỢU VANG CHI LÊ & ARGENTINA

Ở hai quốc gia Chi Lê và Arrgentina này đều có sơ đồ cấp bậc rượu vang tương tự nhau, không có gì quá đặc biệt và khắt khe như Pháp, Ý.

Garantia de Origen / Varietal /  Estate / Classico (Giống như Van de Table): Hạng là những thứ rượu vang tầm thường, chỉ áp dụng tại địa phương, không gì nổi bật.

Vino de Crianza / Selection: Cấp độ này gồm những chai rượu vang có chất lượng cao hơn. Được ủ trong thùng gỗ sồi từ 3 – 6 tháng, hoặc có khi không ủ. Nếu được ủ trong thùng gỗ sồi, thì  rượu vang có hương vị đậm đà và hấp dẫn hơn.

Reserva: Được ủ trong thùng gỗ sồi khoảng 6 - 8 tháng, tiếp tục được nghỉ thêm trong chai 6 tháng nữa trước khi được bán ra thị trường. Nhờ đó,  hương vị rượu cũng thơm đậm và đầy đặn hơn hai cấp trên.

Gran Reserva: Được ngâm ủ trong thùng gỗ sồi từ 12 đến 18 tháng, tiếp theo được nghỉ trong chai thêm 12-24 tháng nữa mới đưa ra thị trường tiêu thụ.

Limited Edition: Vượt trên tất cả những cấp bậc phía trên, những chai vang Chile thượng hạng này được xếp vào cấp độ Wine Maker/ Premium wines hay còn được gọi là Limited Edition. Từng quả nho được tuyển lựa rất kỹ, vùng đất trồng nho được lựa chọn kỹ càng. Thời gian ủ trong thùng gỗ sồi từ 18 đến 28 tháng, tiếp theo được nghỉ trong chai thêm 18-24 tháng nữa mới đưa ra thị trường tiêu thụ.

Icon Wines: Đây là loại rượu vang thuộc hàng cao cấp nhất của đất nước Chilê. Rất hiếm hãng rượu mới có thể sản xuất ra thứ rượu vang này, không phải mùa thu hoạch nho nào cũng được vụ để chọn lựa ra làm rượu vang Icon Wines. Tất nhiên để mua được những chai rược vang này cũng không rẻ và dễ dàng.

Điều kiện để làm ra những chai rượu vang tuyệt hảo Icon Wines này cần; vườn nho có tuổi đời ít nhất trên 25 năm trở lên, rượu vang được ủ trong thùng gỗ sồi khoảng 24 – 36 tháng, sau đó nghỉ dài trong chai thêm 24 – 36 háng. Phương pháp làm rượu vang cấp Icon Wines là họ mix từ 2-4 giống nho trở lên, rất đặc biệt.

 

Cấp Bậc Rượu Vang Chile & Argentina

 

K – CÁC ĐIỀU LUẬT & CẤP BẬC THUẬT NGỮ RƯỢU ÁO

Quốc ra Áo cũng không có nhiều điều luật để phải nói, họ cùng đơn giản và không khắt khe, tất cả đều rất đơn thuần. Điều luật rượu vang của Áo dựa trên DAC (Districtus Austriae Controllatus), hiểu theo tiếng Latinh có nghĩa là "Quận được kiểm soát của Áo", là tên gọi địa dư mới, tương tự như AOC của Pháp hoặc DOCG của Ý . Các ủy ban khu vực trao giải DAC cho các loại rượu vang đặc trưng của khu vực họ.

Ở Áo nôm na cũng chia làm 3 cấp bậc thứ hạng, ý nghĩa và quy cách ngâm ủ, sản xuất rượu vang của nó cũng tương tự như các quốc gia khác: Klassik (Thấp nhất)  – Reserve (Trung Cao) – Grosse Reserve (Cao Cấp).

 

Biểu Đồ Tháp Cấp Bậc Rượu Vang Áo